Vải Linen Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Chất Vải Linen

Ngày đăng: 02/08/2023
Vải linen là chất vải được sử dụng rất phổ biến trong ngành may mặc. Ngày nay, vải được dùng để thiết kế hầu hết các sản phẩm với những đặc tính riêng biệt. Vậy bạn đã biết vải linen là gì? Các loại vải lanh phổ biến là gì? Bài viết sau của Ánh Minh sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Vải linen là vải gì?

 

Vải linen là chất vải được làm từ sợi cây lanh. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Thụy Sĩ và được sử dụng làm vật liệu cho đồ gia dụng, nội thất. Trong tiếng La tinh, vải có tên là linum hay linon. Tại Việt Nam, theo chất liệu tạo thành mà vải được biết đến với tên gọi vải lanh.

Khi ứng dụng vào ngành may mặc, chất vải này có bề mặt bóng, độ bền và độ an toàn cao hơn. Ngoài ra, nhiều ưu điểm vượt trội khác đã giúp vải được ưa chuộng và trở nên phổ biến hơn. 

Quy trình sản xuất vải lanh

Quy trình sản xuất vải lanh trải qua các bước chính sau:

Bước 1: Thu hoạch lanh

Cây lanh sau khi ngã vàng, hạt chuyển sang nâu đã đến lúc có thể thu hoạch. Cây lanh có thể thu hoạch bằng cách dùng dao hoặc máy. 

Bước 2: Dầm cây lanh

Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ chuyển đến bể chứa hoặc tiến hành dầm tại ruộng. Quá trình này nhằm loại bỏ chất kết dính các sợi lanh pectin. Ngày nay, để tiết kiệm thời gian và công sức, người ta sử dụng các chất hóa học để dầm cây. Tuy nhiên, giải pháp này lại gây những tác động tiêu cực đến môi trường.

Bước 3: Phân tách lanh

Cây lanh tiếp tục được phân tách xơ, để loại bỏ phần sợi ở vỏ và thân cây. Giai đoạn này cực kỳ quan trọng, nếu xảy ra lỗi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình. Các mái chèo xoay được dùng để loại bỏ các sợi bền ngoài thân cây.

Bước 4: Se sợi lanh

Các sợi lanh sau khi được phân tách sẽ được xếp thành những sợi mảnh và đưa vào máy trải sợi. Tại đây, những sợi ngắn và sẽ được giữ lại, chỉ những sợi dài, mảnh và mềm mại được đi qua.

Tiếp đến, các sợi lanh sẽ được cuộn trên suốt chỉ. Các sợi chỉ được đi qua nước nóng nhằm giữ độ ẩm và kết dính.

Bước 5: Sấy sợi

Sau khi se sợi, sợi lanh được được sấy khô và cuộn vào các cuộn chỉ. Người ta cũng bắt đầu dệt thành vải rồi đem tẩy trắng, xử lý và nhuộm màu. Sau khi thành phẩm, vải sẽ được đưa đi tiêu thị ngoài thị trường.

Ưu và khuyết điểm của vải linen là gì?

Là số ít loại vải có nguồn gốc từ cây, chất linen cũng sở hữu cho mình nhiều tính chất nổi bật cùng những hạn chế nhất định.

Ưu điểm của vải lanh

  • Chịu nhiệt tốt

Được sản xuất từ thân cây gỗ nên vải có khả năng cách nhiệt tốt. trong các loại vải, vải linen được biết đến với tính chất chịu nhiệt hàng đầu. Vào mùa hè hay những ngày nóng bức, trang phục từ loại vải này sẽ đem đến cảm giác thoải mái khi mặc.

Đặc tính này cũng giúp vải dễ dàng làm phẳng hơn dưới tác động nhiệt từ bàn là (ủi).

  • Thấm hút nhanh

Vải cotton được biết đến với khả năng thấm hút vượt trội, tuy nhiên, vải lanh cũng không hề kém cạnh. Trang phục từ vải này được ưa chuộng hơn hẳn vì thấm hút mồ hôi và thoát nước tốt.

Vải được ưa chuộng bất kể mùa nắng hay mưa. Vào ngày nóng bức vải mang đến cảm giác thoáng mát, vào ngày mưa vải rất nhanh khô, tránh bám mùi khó chịu.

  • Bề mặt vải bóng mượt

Điểm nhận dạng đồng thời cũng là ưu điểm của vải lanh là bề mặt vải bóng mượt. Khi mặc lên da vải không gây châm chích khó chịu. Chính vì thế, vải vô cùng an toàn cho mọi loại da dù là da nhạy cảm nhất.

Nhược điểm của chất linen

Bên cạnh những ưu điểm trên, vải lanh đồng thời cũng có những hạn chế nhất định.

  • Độ đàn hồi kém

Hạn chế của linen là độ đàn hồi khá kém. Vì điểm này nên vải ít được ứng dụng vào thời trang thể thao, những trang phục cho hoạt động đòi hỏi vận động.

  • Vải dễ nhăn

Rất dễ nhăn cũng là một hạn chế của chất vải lanh. Với những ai không có nhiều thời gian để làm phẳng quần áo, thường phải đi xếp gấp quần áo để đi công tác,… sẽ e dè khi chọn loại vải này.

Các loại vải linen phổ biến

Vải linen tưng

Vải lanh tưng là loại vải có độ bền và khả năng giữ màu vượt trội. Bề mặt vải mềm mại, thấm hút cực kỳ tốt nên được ưa chuộng hơn hẳn. Tuy nhiên, điểm hạn chế của vải là khá dễ nhăn.

Vải linen bột

Loại vải này mềm và có độ nhũn hơn trong các loại. Khi sờ vào vải, có cảm giác vô cùng thoải mái. Tuy nhiên, chính độ nhũn khi tiếp xúc với nước nên vải chỉ được ứng dụng phổ biến trong sản phẩm nội thất.

Chất linen lụa

Vải linen lụa là sự kết hợp hoàn mỹ giữa sợi linen và lụa. Chất vải mềm bóng, thấm hút tốt. Trang phục từ loại này mang đến sự sang trọng và thoải mái khi sử dụng.

Chất vải linen xước

Chất linen xước hay còn được biết đến là linen đũi. Chính bởi bề mặt dệt thưa như những vết xước nên được gọi với tên này.

Chất lanh ướt

Lanh ướt có phần ít ăn điểm hơn cả trong các loại. Vải có bề mặt mềm mịn nhưng lại rất dễ bị nhàu và nhũn khi gặp nước. Chính điều này dẫn đến tình trạng vải trở nên nhũn hơn sau mỗi lần giặt.

Chất vải linen Hàn

Là một trong những phân loại của linen, chất vải linen Hàn cũng được ưa chuộng không kém. Về chất lượng, loại vải này không có nhiều điểm nổi bật so với các loại còn lại tuy nhiên giá bán thấp nên được ứng dụng nhiều trong may đồ nội thất.

Ứng dụng của linen

Vải linen có nhiều ứng dụng trong nội thất và thời trang. Ở lĩnh vực thời trang, vải được dùng để may những trang phục từ đời thường đến thời trang cao cấp. Những trang phục có form rộng, dáng xòe sẽ phù hợp khi dùng chất liệu này.

Vai lanh có độ co giãn không cao, do đó những trang phục bó sát không nên dùng vải này để may.

Vải cũng có nhiều ứng dụng trong may đồ nội thất. Vỏ gối, vỏ chăn, vỏ nệm,…sử dụng chất liệu này khá phổ biến. Những sản phẩm này vừa bền vừa thân thiện với làn da.

Bảo quản vải linen như thế nào?

Tránh nhiệt độ quá cao

Vải linen có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt. Tuy nhiên, chúng cũng có những hạn mức nhất định. Để tránh làm hỏng vải, bạn nên duy trì nhiệt độ không quá 240 độ C khi là (ủi). 

Hạn chế dùng chất tẩy mạnh

Ngoài ra, trong quá trình làm sạch, bạn nên hạn chế sử dụng chất tẩy mạnh. Chất tẩy có thể làm vải nhanh mục và phai màu vải. Ngoài ra, khi phơi, bạn cũng nên tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp. Điều này khiến vải trở nên khô cứng. 

Tránh khu vực bén lửa

Vải lanh được dệt từ sợi lanh, là loại thực vật có khả năng bén lửa tốt. Do đó, không nên để vải cạnh khu vực tỏa nhiệt và có khả năng bắt lửa tránh gây hỏa hoạn.

Bảo quản nơi khô ráo

Vải khi không sử dụng cần được bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh ẩm mốc và vi khuẩn xâm nhập. Việc này cũng góp phần kéo dài tuổi thọ sản phẩm.

Đến đây, tin chắc rằng bạn đã có thể xác định được vải linen là gì? Ưu nhược điểm và các loại vải lanh phổ biến trên thị trường hiện nay,đừng quên thường xuyên truy cập đến ÁNH MINH TEXTILE để thường xuyên cập nhật được kiến thức thời trang mới .

-----------------------------------

ANH MINH TEXTILE
Hotline: 0903335096
Website: https://anhminhtextile.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/AnhMinhFabric/